Muỗi là loài côn trùng trung gian lây truyền hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao như phù voi, sốt rét, sốt xuất huyết,… Đặc biệt là đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam chúng ta thì càng tạo điều kiện tốt cho muỗi sinh sôi nảy nở và cứ vào mỗi dịp mùa hè, trời mưa lại càng tối ưu để muỗi phát triển, góp phần tạo ra những dịch bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Muỗi lên kế hoạch tấn công từ khoảng cách 45 mét:
Muỗi có thể bị thu hút bởi những mùi hương từ khoảng cách 45mét và sau đó nó bắt đầu lên kế hoạch tấn công. Qua tìm hiểu, các nhà khoa học đã tìm thấy những yếu tố thu hút sự chú ý của muỗi:
– Vi khuẩn: Trên da người có hàng nghìn tỷ loại vi khuẩn sinh sống và góp phần tạo nên mùi cơ thể. Trong số đó có khoảng 10% loại vi khuẩn sống hầu hết trên da mỗi người. Vì thế, mục tiêu tiếp cận của loại muỗi này chính là da và cơ thể người.
– Các hợp chất: Theo nghiên cứu năm 2000, cơ thể người chứa 277 loại hợp chất có thể thu hút muỗi, trong đó phải kể đén các loại như axit lactic, ammonia, Axit cacboxylic và octenol. Đặc biệt, muỗi rất thích CO2, tức là bạn càng thở ra nhiều CO2 sẽ càng làm muỗi chú ý tới bạn hơn.
– Chuyển động và nhiệt: Muỗi cũng bị thu hút bởi cả những chuyển động và nhiệt độ. Do đó, nếu bạn đang tập thể dục ngoài trời vào một buổi chiều hè thì bạn càng là mục tiêu hoàn hảo của muỗi.
Đáng chú ý hơn, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù muỗi bị thu hút bởi mồ hôi, nhưng nó thích mồ hôi cũ hơn là mồ hôi tươi mới. Nguyên nhân là do mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, thải ra những loại hợp chất mà muỗi rất thích. Một nghiên cứu hồi năm 1999 đã chỉ ra rằng mồ hôi của con người sau 2 ngày sẽ đặc biệt hấp dẫn đối với muỗi Anopheles (muỗi đòn xóc) với khả năng truyền bệnh sốt rét. Do trong thời gian này, vi khuẩn sẽ biến đổi độ pH của mồ hôi từ axit thành kiềm và chuyển hóa thành amoniac. Đó cũng là nguyên nhân tại sao bạn thường thấy muỗi sẽ bu nhiều vào những đôi tất dơ.
5 cách để xua đuổi muỗi, ngăn chặn muỗi cắn từ tinh dầu tự nhiên:
Có nhiều phương pháp để phòng chống muỗi như diệt lăng quăng, phun thuốc, vệ sinh khu vực xung quanh,… nhưng ngoài ra còn có những cách tự nhiên, đơn giản mà vẫn xua đuổi và thậm chí là tiêu diệt muỗi một cách hiệu quả. Tinh dầu Kim Thư xin chia sẻ với các bạn 5 cách từ tinh dầu thiên nhiên sau:
1. Tinh dầu sả: Một nghiên cứu được tiến hành hồi năm 2002 đã phát hiện rằng những loại thảo dược có nguồn gốc từ sả sẽ giúp côn trùng tránh xa (trong tối đa 20 phút sau khi bôi lên da). Do đó đây cũng là một loại tinh dầu mà muỗi sợ nhưng lại không quá khó chịu đối với con người, lại dễ tìm kiếm nên có thể được dùng một cách thường xuyên.
2. Tinh dầu bạch đàn và tinh dầu chanh: Theo CDC, tinh dầu bạch đàn và tinh dầu chanh có khả năng đuổi côn trùng một cách hiệu quả. Hỗn hợp 2 loại dầu này còn có tác dụng đuổi muỗi một vô cùng hiệu quả do khi thoa lên da. Nguyên nhân là chúng có chứa loại chất mang tên cineole vừa có tác dụng khử trùng, vừa có tác dụng xua đuổi muỗi một cách tự nhiên. Khi dùng, chúng ta có thể trộn 2 loại dầu này theo tỷ lệ 1:1 và bôi lên da để đuổi muỗi.
3. Tinh dầu tràm: Nó có nhiều lợi ích cho da và tóc, lại là một chất kháng khuẩn và kháng nấm hiệu quả, đồng thời cũng là chất đuổi muỗi hiệu quả. Nguyên nhân là do khả năng kháng khuẩn và mùi của nó khi bôi lên da sẽ xua đuổi muỗi đi nơi khác.
4. Tinh dầu bạc hà: có tác dụng giúp đầu óc thư giãn và có thể đuổi muỗi. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Bioresource Technology, tinh dầu bạc hà hoặc các chất chiết xuất từ bạc hà có thể xua đuổi côn trùng bao gồm cả muỗi. Tinh dầu bạc hà dùng để xông hương trong nhà để tránh muỗi.
5. Tinh dầu oải hương (Lavender): Tinh dầu oải hương ngoài mùi hương dễ chịu thì nó cũng có tác dụng chống muỗi. Đối với muỗi, đây là một mùi hương mạnh mẽ khiến nó không thể tiếp cận và cắn người được.