Theo Victor Sierpina, giáo sư y học tích hợp tại Đại học Y khoa Texas (Mỹ), các hợp chất lưu huỳnh và tỏi được giải phóng không chỉ trong miệng mà còn trong ruột, thấm vào phổi và da. Do đó sau khi ăn tỏi, hơi thở thường có mùi, theo RD.
Khắc phục mùi hương của tỏi sau khi ăn bằng một số cách sau:
1. Sau khi ăn tỏi bạn nên nhai thêm vài lá rau mùi. Các hóa chất thực vật như diệp lục trong hành tây và polyphenol liên kết với hợp chất lưu huỳnh trong tỏi giúp trung hòa mùi. Húng quế, húng tây, rau mùi, bạc hà và thì là có tác dụng tương tự.
2. Sữa có thể làm giảm hơi thở tỏi nếu bạn uống nó trước hoặc trong bữa ăn, theo nghiên cứu của tạp chí Khoa học Thực phẩm. Kantha Shelke, tiến sĩ, nhà khoa học thực phẩm cho biết sữa sẽ trung hòa lưu huỳnh. Sữa nguyên chất hiệu quả hơn so với sữa tách béo.
3. Sau khi ăn thức ăn có thành phần tỏi, bạn có thể uống 1 tách trà xanh vì trà xanh giàu polyphenol cũng có thể làm mất mùi tỏi.
4. Nghiên cứu cho thấy polyphenol trong nấm có thể chống lại tác dụng của tỏi đối với hơi thở.
5. Cạo lưỡi khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn có mùi tích tụ trong miệng.
6. Nước súc miệng có chlorine dioxide hoặc kẽm có tác dụng trung hòa các hợp chất loại bỏ mùi hôi của tỏi sau khi ăn.
7. Như chúng ta biết, trái chanh có rất nhiều công dụng, chẳng hạn tinh dầu có trong vỏ chanh có tác dụng khử mùi, thanh lọc không khí.
Ngoài ra, Axit từ chanh có thể khử được mùi tỏi, vì axit có trong chanh sẽ trung hòa alliinase, là loại enzyme gây mùi được giải phóng từ tỏi nghiền.
8. Uống nước để rửa sạch những mảnh tỏi bị mắc kẹt trong răng hoặc lưỡi.
9. Dùng chỉ nha khoa làm sạch răng.
10. Sau khi ăn một bữa ăn có tỏi, hãy nhai một miếng kẹo cao su bạc hà để khử mùi hôi. Kẹo cao su để lại mùi hương tươi mát trong miệng và kích thích sản xuất nước bọt để rửa trôi vi khuẩn cũng như mảng bám thức ăn.
11. Các enzyme tự nhiên trong táo, quả mọng, dứa và kiwi phá vỡ những hợp chất lưu huỳnh của tỏi.
Nguồn: Sưu tầm!